Văn hóa doanh nghiệp là gì? Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách nghiêm túc. qu7a bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khao nhé!
Table of Contents
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Với Link Power, Văn Hóa Doanh Nghiệp là tư duy và thái độ của nhân viên về công việc họ đang làm, khách hàng mà họ đang phục vụ và với chính ban lãnh đạo, chủ doanh nghiệp đó. Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.
Khi nói về văn hóa, câu hỏi đặt ra KHÔNG phải là: “Doanh nghiệp Bạn có văn hóa không?” vì rõ ràng doanh nghiệp của bạn CÓ và doanh nghiệp nào cũng CÓ.
Câu hỏi thực sự là:
- Doanh nghiệp bạn có loại văn hóa nào?
- Văn hóa đó có khiến doanh nghiệp tốt hơn không?
- Có mang đến hiệu suất làm việc nhóm hay cá nhân như mong muốn không?
- Có làm khách hàng trở nên thân thiết và có lưu giữ được những Người Giỏi Nhất ở lại không?
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp như thế nào?
Văn hoá doanh nghiệp có thể được hình thành từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Nhưng qua quá trình kinh doanh và hoạt động, để văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả, doanh nghiêp phải có phương án xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ trải quá trình xây dựng văn hoá như sau:
Bước 1: Xác định những mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp.
Bước 2: Tập trung soạn thảo, xây dựng và thực hiện các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp:
+ Quy chế, quy định của công ty;
+ Khẩu hiệu (slogan);
+ Tầm nhìn;
+ Sứ mệnh;
+ Giá trị cốt lõi;
+ Triết lý kinh doanh;
+ Đội ngũ nhân sự.
Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện văn hoá doanh nghiệp;
Bước 4: Củng cố, điều chỉnh các khía cạnh của văn hoá doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi không?
Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, những người lãnh đạo doanh nghiệp có thể điều chỉnh một hoặc toàn bộ các nội dung của văn hoá doanh nghiệp như đã nêu.
Văn hoá doanh nghiệp sẽ có những giá trị cốt lõi xuyên suốt nhưng cách thể hiện nó hoặc một trong những nội dung của nó cần được thay đổi để phù hợp hơn. Trong đó, yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất…) sẽ tác động mạnh đến việc thay đổi này.
Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.
Các công ty phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp vững chắc, tuổi đời của một doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn rất nhiều lần tuổi đời của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.
Tuyển dụng
Nhiều chuyên gia nhân sự đồng ý rằng văn hóa công ty mạnh mẽ là một trong những cách tốt nhất để thu hút nhân viên tiềm năng. Một nền văn hóa tích cực mang lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh rất lớn. Tất cả mọi người đều muốn làm việc cho các công ty có danh tiếng tốt, mà điều này do chính các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì lại càng đáng tin. Một công ty có văn hóa tích cực sẽ thu hút các tài năng sẵn sàng biến nơi làm việc tiếp theo của họ thành nhà, thay vì chỉ là bước đệm.
Nhân viên trung thành
Một nền văn hóa không chỉ tích cực sẽ giúp nỗ lực tuyển dụng, nó cũng sẽ giúp giữ chân những tài năng hàng đầu của doanh nghiệp. Những người chủ biết đầu tư vào sự hài lòng của nhân viên sẽ được nhận lại phần thưởng là những nhân viên tận tụy và tự giác cống hiến.
Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp, thúc đẩy ý thức về lòng trung thành của nhân viên. Nhân viên có nhiều khả năng ở lại với người quản lý khi họ cảm thấy được đối xử đúng đắn và có xu hướng muốn đi làm mỗi ngày.
Tinh thần & động lực làm việc nhân viên
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng hơn.
Xem thêm Tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng cho mọi doanh nghiệp
Giảm xung đột doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hóa tích cực sẽ giúp giảm đáng kể căng thẳng tại nơi làm việc, là chất keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi nhân viên phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
Hiệu suất làm việc
Văn hóa công ty mạnh mẽ đã được liên kết với tỷ lệ năng suất cao hơn. Điều này là do nhân viên có xu hướng có động lực và tận tâm hơn đối với các nhà tuyển dụng đầu tư vào sự hài lòng của họ. Các công ty có văn hóa doanh nghiệp mạnh có xu hướng nhìn thấy nhân viên ít căng thẳng và áp lực hơn, điều này giúp củng cố cả sức khỏe và hiệu suất làm việc của nhân viên.
Giảm xung đột
Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.
Xem thêm Trải nghiệm ứng viên những định nghĩa cho doanh nghiệp
Những ý tưởng mới được đón nhận thế nào?
Văn hóa doanh nghiệp là gì? Nếu một công ty sẵn lòng đón nhận những ý tưởng mới; chứng tỏ văn hóa doanh nghiệp ở đấy luôn hướng đến sự cải tiến và hoàn thiện. Điều này giúp nhân viên cảm thấy họ được hỗ trợ để phát triển những ý tưởng của mình; và nhờ đó duy trì tinh thần tích cực trong suốt quá trình làm việc.
Làm thế nào để biết được về mức độ tiếp nhận ý tưởng mới của doanh nghiệp?
Điều này có thể tìm được qua nguồn tài liệu tự tạo của công ty: Có thể có những chủ đề tương tự nhau, nhưng họ có cách tiếp cận mới mẻ và khác lạ; cách thể hiện hình ảnh và tiếng nói riêng của công ty.
Qua bài viết trên đây Minioffice.vn đã cung cấp các thông tin về văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao lại cần văn hóa doanh nghiệp?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ phượng – tổng hợp
Tham khảo ( luatvietnam.vn, luatvietnam.vn, … )