Business Model Canvas là gì? Business Model Canvas là một trong những thuật ngữ mà bắt cứ người làm kinh doanh nào cũng sẽ nghĩ đến trong quá trình xây dựng doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Table of Contents
Business Model Canvas là gì?
Business Model Canvas (BMC) là một công cụ xây dựng mô hình bán hàng tối tân được thiết kế bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Trong cuốn sách Business Model Generation, hai ông đã mô tả đây là một mô hình kinh doanh gồm có 9 thành tố tương ứng với 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một doanh nghiệp. Mục đích chính của nó là hỗ trợ công ty hợp nhất các hoạt động bán hàng bằng cách minh họa các tiêu chí đánh đổi tiềm năng.
Bằng cách đơn giản hóa các bản chiến lược bán hàng dày cộp theo một cách trực quan và dễ nắm bắt, mô hình trên đã được hưởng ứng rộng lớn trong giới bán hàng vì lợi ích và hiệu quả mà nó đem lại. hiện nay, rất nhiều công ty tại Việt Nam đã áp dụng mô hình bán hàng Canvas để phân tích tình hình công ty và tìm ra phương thức tạo lợi nhuận tối ưu.
Xem thêm Tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng cho mọi doanh nghiệp
Ưu điểm của Business Canvas Model
Business Canvas rất phổ biến với các chủ doanh nghiệp và những nhà quản lý nhằm mục đích cải tiến mô hình kinh doanh. Về cơ bản có 3 ưu điểm chính.
Tập trung
Chúng ta đang loại bỏ 50+ trang giấy viết kế hoạch kinh doanh truyền thống và ngày càng nhiều các công ty nổi tiếng trên thế giới sử dụng
Linh hoạt
Khi mọi thứ được viết trên một trang giấy, ta có thể chỉnh sửa và thử nghiệm mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều.
Rõ ràng
Đồng nghiệp của bạn sẽ mất ít thời gian để đọc và hiểu kế hoạch kinh doanh của bạn hơn và họ có thể dễ tiếp nhận tầm nhìn của bạn hơn khi mọi thứ được bày ra trên một trang giấy.
Các thành phần của Business Model Canvas
Business Model Canvas có 9 thành phần tạo nên các tiêu chí chính của bản kế hoạch kinh doanh bao gồm:
- Phân đoạn khách hàng (Customer Segments): Khách hàng là ai? Họ nghĩ gì, nhìn nhận gì, cảm nhận gì và làm gì?
- Giá trị cung cấp (Value Propositions): Công ty cung cấp những giá trị nào? Tại sao khách hàng mua và sử dụng?
- Kênh phân phối (Distribution Channels): Những giá trị này được quảng bá, bán hàng và giao hàng như thế nào? Tại sao? Có hiệu quả không?
- Quan hệ Khách hàng (Customer Relationship): Bạn đối xử với khách hàng như nào thông qua quá trình giao dịch của họ?
- Luồng doanh thu (Revenue Stream): Công việc kinh doanh này có doanh thu từ giá trị cung cấp như thế nào?
- Các hoạt động chính (Key Activities): Những chiến lược quan trọng nhất để bán những giá trị cung cấp là gì?
- Những nguồn lực chính (Key Resources): Những tài sản và nguồn lực quan trọng nhất mà công ty phải có để tạo ra năng lực cạnh tranh là gì?
- Những Đối tác chính (Key Partners): Những đối tác có liên quan đến cung cấp giá trị của doanh nghiệp bao gồm cả những đối tác cung cấp nguồn lực và thực hiện công việc kinh doanh.
- Cấu trúc chi phí (Cost Structure): Những chi phí chủ yếu của công ty là gì? Chúng có liên quan gì tới doanh thu?
Phân khúc khách hàng
Phân khúc khách hàng (Customer Segments) là giai đoạn thuộc chặng cận cuối của mỗi chu kỳ kinh doanh. Nhưng đây là là khung giá trị cần được phân tích và xác định đầu tiên.
Nếu như trước đây, hoạt động kinh doanh xoay quanh trục sản phẩm dịch vụ. Thì ngày nay trục đó lại là phân khúc khách hàng. Nói một cách dễ hiểu đó là kinh doanh hiện đại là bán cái khách hàng họ cần thay vì bán cái mà doanh nghiệp có.
Để thực hiện, chúng ta cần nghiên cứu để vẽ được “chân dung khách hàng”. Xác định chính xác Customer Insight. Và một số yếu tố liên quan đến Customer Segments bao gồm:
Xem thêm Thuê ngoài nhân sự và nhưng kinh nghiệm cho doanh nghiệp
Kích thước phân khúc khách hàng
Business Model Canvas là gì? Kích thước phân khúc khách hàng (Segment Dimensions). Có thể hiểu tương tự như dung lượng thị trường phù hợp với một nhóm sản phẩm dịch vụ bạn cung cấp. Thông thường kích thước phân khúc càng được chia nhỏ, sẽ giúp bạn dễ dàng tối ưu. Ngược lại nếu kích thước lớn sẽ giúp tối đa hóa doanh thu cao hơn.
Đối với Digital Marketing thì vấn đề chia nhỏ kích thước phân khúc khách hàng dễ hơn. Thậm trí kích thước nhỏ nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng tối đa hóa doanh thu. Bạn có thể tối giảm chi phí nhờ việc target chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thành phần khách hàng
Thành phần khách hàng (Segment Composition): Tiếp tục là một cách chia nhỏ phân khúc khách hàng theo những thuộc tính hoặc nhóm thuộc tính nhỏ hơn.
Tại đây, chân dung khách hàng (customer personas) được mô tả chi tiết hơn. Chúng ta tạo ra các thành phần khách hàng là các nhóm riêng lẻ. Để từ đó nghiên cứu và áp dụng các chiến dịch marketing chính xác hơn.
Xem thêm Talent Development Program là gì? Doanh nghiệp cần biết gì?
Nhu cầu & vấn đề của khách hàng
Business Model Canvas là gì? Nhu cầu & vấn đề của khách hàng (Gains & Pains): Hầu hết ý tưởng kinh doanh đều từ đây. Chúng ta nhìn nhận và đánh giá về cơ hội kinh doanh thường căn cứ ban đầu từ trực quan. Về nhu cầu hay các vấn đề, “các nỗi” đau của một nhóm người nào đó.
Rõ ràng đó là điều quan trọng đầu tiên, và tất nhiên chúng ta cần xác định chính xác về những yếu tố (gains & pains) đó. Công việc kế tiếp là phân tích diện rộng quay ngược trở lại thành phần khách hàng và xác định kích thước phân khúc khách hàng.
Một khi những vấn đề trên đã được làm rõ, được xác định chính xác. Chúng ta có thể đến phần kế tiếp đó là xây dựng đề suất giá trị.
Qua bài viết trên đây Minioffice.vn đã cung cấp các thông tin về Business Model Canvas là gì? Ưu điểm của Business Canvas Model là gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – tổng hợp
Tham khảo ( www.actioncoachhanoiwest.com, lyhathu.com, … )