Bí quyết quản trị của Nhật Bản là đất nước được đánh giá cao về lối sống cũng như cách thức làm việc, hoạt động giao tiếp hằng ngày. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Table of Contents
Bí quyết quản trị của Nhật Bản liên tục cải tiến
Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản trị phải không ngừng cải thiện lề lối làm việc của nhân viên trong công ty. Tiến bộ là một quá trình thăng tiến dần dần từ thấp lên cao. Nhà quản trị cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho nhân viên của mình thực hiện những cải tiến công việc.
Xem thêm Kế hoạch đầu tư dựa vào vốn hóa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đừng la mắng
La mắng không phải cách giải quyết vấn đề tốt nhất trong mọi tình huống. Tại Toyota, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra. Thay vào đó, các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay để tìm ra nguyên nhân sâu xa nhằm sửa đổi phù hợp. Việc la mắng không những gây nên khoảng cách giữa nhân viên và quản lý mà còn ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc. Sẽ ra sao khi nhân viên của bạn sợ mắc sai lầm mà không dám làm việc?
Làm cho người khác hiểu công việc mình làm
Bí quyết quản trị của Nhật Bản muốn như thế, các nhà quản trị cần chú ý đến các kỹ năng huấn luyện và thuyết trình. Các nhà quản trị tại tập đoàn điện tử Sony, Nhật Bản, luôn chú trọng việc giúp các nhân viên phát triển kỹ năng diễn giải và trình bày về công việc của mình trước tập thể để họ có được những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.
Luân chuyển những nhân viên giỏi
Luân chuyển nhân viên là một cách để đảm bảo các nguồn nhân lực tốt phân bổ hợp lý cho các bộ phận. Tuy nhiên, đa phần các nhà quản trị đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất ở lại. Tuy nhiên, về lâu dài, chính sách luân chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty. Sự luân chuẩn này sẽ không dẫn tới sự chênh lệch quá lớn về hiệu quả hoạt động, từ đó đảm bảo mức độ cân bằng cho toàn thể doanh nghiệp.
Áp dụng phương pháp Horenso để tối ưu hoá giao tiếp trong doanh nghiệp
Phương pháp Horenso là từ viết tắt của ba chữ gồm: Hokoku: báo cáo (Report), renraku: cập nhật (update) và sodan: thảo luận/tham vấn (discuss/brainstorm)
Bí quyết quản trị của Nhật Bản Horenso là phương pháp thường được các công ty Nhật áp dụng trong quá trình đào tạo nhân viên mới như một phần trong quá trình định hướng đào tạo. Bất cứ tổ chức nào của Nhật cũng tuân thủ thực hiện phương pháp Horenso. Họ chỉ ra rằng chính Horenso là phương pháp ngăn ngừa rủi ro một cách hệ thống nhất và hiệu quả nhất.
Xem thêm Vì sao Vingroup trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam?
Một mệnh lệnh không có thời hạn hoàn thành thì không phải là mệnh lệnh
Hiểu đơn giản, nguyên tắc này yêu cầu mỗi công việc đưa ra cần phải có thời gian hoàn thành hoặc lịch trình thực hiện công việc. Nếu không có thời gian cụ thể, việc quản lý hiệu quả công việc sẽ trở nên mơ hồ, mất kiểm soát. Thời gian hoàn thành cụ thể còn đảm bảo những công việc khác được diễn ra đúng thời hạn, tránh lãng phí nguồn lực, tài chính.
Phối hợp giữa các bộ phận
Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải biết san sẻ trách nhiệm cho nhau. Masao Nemoto, cựu giám đốc điều hành tập đoàn Honda, đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh nghiệp: “Một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác”.Và một hệ luận rút ra là giới quản trị cấp cao không nên giao phó những công việc quan trọng chỉ cho một phòng ban duy nhất.
Quản trị theo phương pháp 50 – 50
Bí quyết quản trị của Nhật Bản các công ty Nhật chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống làm việc tập thể. Mọi thành viên đều bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau. Vì thế, họ không muốn chỉ áp dụng đẳng cấp dọc bằng cách ban ra các mệnh lệnh từ cấp trên xuống. Công ty Nhật thích chú trọng vào “nemawashi” (tạo dựng sự đoàn kết) và “ringi” (chia sẻ quyền ra quyết định). Họ mong muốn mọi quyết định đều được đưa ra từ các cuộc tranh luận thẳng thắn, trong đó nhà quản lý phải đạt được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhân viên cấp dưới.
Người Nhật tin rằng những người có khả năng đóng góp tốt nhất cho công việc hằng ngày đang nằm ở tuyến đầu, nghĩa là những người trực tiếp va chạm với công việc và biết rõ điều gì là tốt nhất cho công ty. Không phải những lãnh đạo cấp trên mà phải là những người ở ngoài mặt trận mới hiểu cần làm gì để cải thiện hiệu suất công ty trên từng khía cạnh nhỏ nhất.
Qua bài viết trên đây Minioffice.vn đã cung cấp các thông tin về Top 8 bí quyết quản trị của Nhật Bản vô cùng hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – tổng hợp
Tham khảo ( ://ocd.vn, marketingtrips.com, … )